Trang chủ - green-ias.com https://green-ias.com Fri, 13 Sep 2024 14:38:24 +0700 vi-vn Lợi nhuận ngành thép sẽ hồi phục mạnh nhưng triển vọng đã phản ánh đủ vào cổ phiếu, định giá đang ở mức cao https://green-ias.com/tin-tuc/loi-nhuan-nganh-thep-se-hoi-phuc-manh-nhung-trien-vong-da-phan-anh-du-vao-co-phieu-dinh-gia-dang-o-muc-cao.html https://green-ias.com/tin-tuc/loi-nhuan-nganh-thep-se-hoi-phuc-manh-nhung-trien-vong-da-phan-anh-du-vao-co-phieu-dinh-gia-dang-o-muc-cao.html Lợi nhuận ngành thép sẽ hồi phục mạnh nhưng triển vọng đã phản ánh đủ vào cổ phiếu, định giá đang ở mức cao

Giá cổ phiếu hiện đã được định giá ở mức cao, phần nào phản ánh triển vọng lợi nhuận 1 năm của ngành, với P/E dự phóng 1 năm dao động trong khoảng 15x-17x, vượt mức trung bình lịch sử khoảng 10x...

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

SSI Research vừa có báo cáo cập nhật triển vọng ngành thép với điểm nhấn nhu cầu năm 2024 có thể phục hồi, đặc biệt là tại thị trường nội địa.

Kỳ vọng tổng sản lượng tiêu thụ thép sẽ phục hồi hơn 6% so với cùng kỳ trong năm 2024, trong đó tiêu thụ nội địa đạt mức tăng trưởng gần 7%. Kênh nội địa đã có những dấu hiệu phục hồi đầu tiền vào cuối năm 2023 khi sản lượng tiêu thụ từ tháng 9 đến tháng 11 đã tăng 13% so với cùng kỳ sau khi giảm 20% trong 8T2023. Mức tiêu thụ thép trong năm 2024 sẽ được hỗ trợ nhờ tình hình vĩ mô và thị trường bất động sản khởi sắc hơn. Trong chu kỳ trước, tiêu thụ thép xây dựng năm 2013 đã tăng khoảng 3% so với mức đáy năm 2012.

Khối lượng xuất khẩu có thể duy trì tăng trưởng nhờ triển vọng nhu cầu toàn cầu tích cực: Theo hiệp hội thép thế giới, nhu cầu thép thế giới dự kiến sẽ tăng 1,9% trong năm 2024 so với 1,8% trong năm 2023. Nhu cầu từ các nền kinh tế phát triển dự kiến sẽ tăng 2,8%. trong năm 2024 sau khi giảm 1,8% trong năm 2023, trong đó nhu cầu của Mỹ và Châu Âu lần lượt tăng 5,8% và 1,6% sau khi giảm 5,1% và 1,1% trong năm 2022.

Mặt khác, nhu cầu từ các nước ASEAN (trừ Việt Nam) dự kiến sẽ tăng tăng 5,2% trong năm 2024, cao hơn mức 3,8% trong năm 2023.

Kỳ vọng sản lượng xuất khẩu sẽ cải thiện trong quý đầu tiên, do chênh lệch giữa giá thép ở Bắc Mỹ và Châu Âu so với giá thép ở Việt Nam ngày càng gia tăng. Ngoài ra, Châu Âu kiểm soát chặt hơn việc nhập thép bán thành phẩm do Nga sản xuất trong năm 2024 cũng sẽ hỗ trợ xuất khẩu thép Việt Nam sang Châu Âu. (Châu Âu đã nhập khẩu hơn 1,9 triệu tấn thép bán thành phẩm từ Nga trong 7T2023).

Trong năm 2023 xuất khẩu thép của Việt Nam đã thể hiện khả năng cạnh tranh rất tốt trong bối cảnh xuất khẩu thép của Trung Quốc tăng mạnh. Trung Quốc đã xuất khẩu 83,5 triệu tấn thép trong 11 tháng đầu năm 2023, tăng 34,5%, đây là mức cao nhất trong nhiều năm qua.

Lợi nhuận ngành thép sẽ hồi phục mạnh nhưng triển vọng đã phản ánh đủ vào cổ phiếu, định giá đang ở mức cao  - Ảnh 1

Giá thép có thể đã chạm đáy và cải thiện trong năm 2024 do cung cầu cân bằng hơn: Sản lượng sản xuất thép của Trung Quốc trong 11T2023 tăng 1,5% đạt 952 triệu tấn. Tuy nhiên, nếu xét theo tháng, sản lượng sản xuất thép của Trung Quốc gần như liên tục giảm từ mức đỉnh 95,7 triệu tấn trong tháng 3 xuống còn 76,1 triệu tấn trong tháng 11 do nhu cầu yếu và chi phí nguyên vật liệu tăng cao, trong khi biên lợi nhuận của các công ty thép đã giảm xuống mức thấp.

Sản lượng sản xuất của Trung Quốc sụt giảm cũng khiến sản lượng toàn cầu giảm từ 165 triệu tấn trong tháng 3 xuống còn 145,5 triệu tấn trong tháng 11. Tồn kho thép ở Trung Quốc đã giảm đáng kể trong những tháng gần đây, giúp giảm áp lực dư cung trên toàn cầu trong thời gian sắp tới.

Do đó, giá thép có thể đã chạm đáy và sẽ phục hồi trong thời gian tới. Tuy nhiên, SSI Research không kỳ vọng giá thép sẽ tăng mạnh vì nhu cầu chung vẫn sẽ bị ảnh hưởng bởi nhu cầu yếu ở Trung Quốc do thị trường bất động sản chưa có nhiều khởi sắc. Mặt khác, sự gia tăng giá thép so với chi phí nguyên liệu đầu vào có thể thúc đẩy hoạt động sản xuất ở Trung Quốc quay trở lại.

Lợi nhuận của các công ty thép sẽ đạt mức tăng trưởng cao trong năm 2024 từ mức nền thấp năm 2023 nhờ sản lượng tiêu thụ cải thiện, đặc biệt là của HPG và HSG, và biên lợi nhuận gộp tăng trở lại từ mức thấp trong nhiều năm do giá thép nhiều khả năng đã kết thúc xu hướng giảm của những năm trước.

Mức tăng trưởng lợi nhuận có thể cao hơn trong nửa đầu năm 2024 nhờ mức nền lợi nhuận thấp trong nửa đầu năm 2023. Xu hướng phục hồi có thể được duy trì sau năm 2024, mặc dù nhu cầu tiêu thụ và biên lợi nhuận vẫn còn khả năng biến động, vì vậy cổ phiếu thép thường phù hợp với nhà đầu tư có mức độ chấp nhận rủi ro cao.

Giá cổ phiếu hiện đã được định giá ở mức cao, phần nào phản ánh triển vọng lợi nhuận 1 năm của ngành, với P/E dự phóng 1 năm dao động trong khoảng 15x-17x, vượt mức trung bình lịch sử khoảng 10x. Giá cổ phiếu thép thường được định giá cao ở thời kỳ đáy lợi nhuận. Ngoài ra, cổ phiếu thép cũng được ưa chuộng trong những năm gần đây khi được coi là cổ phiếu có hệ số beta cao.

]]>
anh.ht@green-ias.com (Quản trị) Tin tức Wed, 15 May 2024 18:50:55 +0700
Mạng truyền thông công nghiệp https://green-ias.com/may-chuyen-dung-khac.html https://green-ias.com/may-chuyen-dung-khac.html

 

Mạng truyền thông công nghiệp là gì? Vai trò và ứng dụng

1

 

Mạng truyền thông công nghiệp là gì?

 

 

Mạng truyền thông công nghiệp (Industrial Communication Network) hoặc mạng công nghiệp là một khái niệm chung ám chỉ các hệ thống mạng truyền thông số, truyền dữ liệu theo phương thức nối tiếp nhằm kết nối các thiết bị công nghiệp với nhau và tạo thành một mạng lưới đồng nhất có sự phân cấp và kiểm soát chặt chẽ.

 

Các hệ thống mạng truyền thông công nghiệp hiện nay cho phép liên kết mạng ở nhiều mức, nhiều cấp khác nhau, từ các cảm biến, thiết bị thực hiện (thuộc phân cấp hiện trường) cho đến các máy tính điều khiển, thiết bị giám sát, máy tính điều khiển giám sát và các máy tính quản lý hoạt động của toàn công ty.

Các mạng truyền thông công nghiệp như Modbus, Ethernet, Devicenet và Controlnet đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối các thiết bị trong tự động hóa công nghiệp.

Ngoài ra, các cơ chế điều khiển như bộ điều khiển lập trình PCLhệ thống điều khiển phân tán DCS và điều khiển giám sát và thu thập dữ liệu SCADA cũng được sử dụng.

Tất cả các yếu tố này liên quan đến các thiết bị hiện trường, thiết bị thông minh, PC điều khiển giám sát, bộ điều khiển I/O phân tán và bộ hiển thị HMI. Để cho phép giao tiếp giữa các thiết bị này, cần có một mạng lưới hoặc sơ đồ truyền thông mạnh mẽ và hiệu quả hơn.

2. Đặc điểm của mạng truyền thông công nghiệp

Mạng truyền thông công nghiệp có đặc điểm là có thể được kết nối có dây hoặc không dây, tùy thuộc vào yêu cầu của ứng dụng. Cáp xoắn đôi, cáp đồng trục và cáp quang là các loại cáp thường được sử dụng trong mạng có dây để đảm bảo đường truyền tín hiệu. Trong khi đó, mạng không dây sử dụng các kết nối qua sóng radio.

 

Hiện nay, trong công nghiệp, có nhiều loại mạng truyền thông khác nhau được sử dụng để kết nối các thiết bị trường công nghiệp với các mô đun I/O. Các mạng này được xác định dựa trên các giao thức nhất định. Giao thức được hiểu là một tập hợp các quy tắc được sử dụng trong giao tiếp giữa hai hoặc nhiều thiết bị để đảm bảo truyền thông hiệu quả và đáng tin cậy.

3. Vai trò của mạng truyền thông công nghiệp

20

Sử dụng mạng truyền thông công nghiệp, đặc biệt là bus trường để thay thế cách nối điểm-điểm cổ điển giữa các thiết bị công nghiệp mang lại hàng loạt những lợi ích như sau:

·        Đơn giản hóa cấu trúc liên kết giữa các thiết bị công nghiệp: Một số lượng lớn các thiết bị thuộc các chủng loại khác nhau được ghép nối với nhau thông qua một đường truyền duy nhất.

·        Tiết kiệm dây nối và công thiết kế, lắp đặt hệ thống: Nhờ cấu trúc đơn giản, việc thiết kế hệ thống trở nên dễ dàng hơn nhiều. Một số lượng lớn cáp truyền được thay thế bằng một đường duy nhất, giảm chi phí đáng kể cho nguyên vật liệu và công lắp đặt.

·        Nâng cao độ tin cậy và độ chính xác của thông tin: Khi dùng phương pháp truyền tín hiệu tương tự cổ điển, tác động của nhiễu dễ làm thay đổi nội dung thông tin mà các thiết bị không có cách nào nhận biết.

·        Nhờ kỹ thuật truyền thông số, không những thông tin truyền đi khó bị sai lệch hơn, mà các thiết bị nối mạng còn có thêm khả năng tự phát hiện lỗi và chẩn đoán lỗi nếu có. Hơn thế nữa, việc bỏ qua nhiều lần chuyển đổi qua lại tương tự-số và số-tương tự nâng cao độ chính xác của thông tin.

·        Nâng cao độ linh hoạt, tính năng mở của hệ thống: Một hệ thống mạng chuẩn hóa quốc tế tạo điều kiện cho việc sử dụng các thiết bị của nhiều hãng khác nhau. Việc thay thế thiết bị, nâng cấp và mở rộng phạm vi chức năng của hệ thống cũng dễ dàng hơn nhiều. Khả năng tương tác giữa các thành phần (phần cứng và phần mềm) được nâng cao nhờ các giao diện chuẩn.

·        Đơn giản hóa/tiện lợi hóa việc tham số hóa, chẩn đoán, định vị lỗi, sự cố của các thiết bị : Với một đường truyền duy nhất, không những các thiết bị có thể trao đổi dữ liệu

4. Phân loại mạng truyền thông công nghiệp

4.1 Mạng truyền thông công nghiệp Modbus

Modbus là một giao thức hệ thống mở có thể hoạt động trên nhiều lớp vật lý khác nhau. Đây là giao thức phổ biến nhất trong các ứng dụng điều khiển công nghiệp.

Nó cũng là một kỹ thuật giao tiếp giữa bộ điều khiển và các thiết bị khác thông qua cơ chế yêu cầu/đáp ứng để giao tiếp giữa các thiết bị được kết nối trên mạng.

Mạng truyền thông công nghiệp Modbus

Cơ chế giao tiếp của Modbus phụ thuộc vào hệ thống truyền thông cấp thấp. Cơ chế này được chia thành hai loại là mạng Modbus chuẩn và Modbus trên các mạng khác. Trong đó:

Mạng Modbus chuẩn cho phép các bộ điều khiển được kết nối trực tiếp vào mạng hoặc thông qua modem. Kỹ thuật giao tiếp giữa các trạm Modbus sử dụng cơ chế master/slave. Theo đó, chỉ có một thiết bị có thể gửi yêu cầu, các thiết bị slave sẽ đáp ứng bằng cách trả lời hoặc thực hiện yêu cầu.

4.2 Mạng truyền thông nối tiếp

17.jpg

Giao tiếp nối tiếp là một hệ thống giao tiếp cơ bản được sử dụng cho tất cả các bộ điều khiển, chẳng hạn như PLC. Giao tiếp này được thực hiện bằng cách sử dụng các tiêu chuẩn giao thức như RS485, RS232 và RS422. RS chỉ định các đặc điểm giao tiếp nối tiếp về tính điện, cơ và chức năng.

Mạng truyền thông công nghiệp nối tiếp là một hệ thống giao tiếp được sử dụng hầu hết cho truyền thông đường dài và các mạng máy tính. Các giao diện giao tiếp nối tiếp được tích hợp vào CPU hoặc mô đun xử lý (bộ điều khiển logic khả trình) hoặc có thể là một mô đun giao tiếp riêng. Giao diện RS thường được sử dụng để truyền dữ liệu với tốc độ cao đối với các thiết bị từ xa.

Giao tiếp nối tiếp RS232 được thiết kế để hỗ trợ một máy phát và một máy thu, ví dụ như giao tiếp giữa máy tính và bộ điều khiển. Các tiêu chuẩn giao tiếp nối tiếp RS422 (1Tx, 10Rx) và RS485 (32Tx, 32Rx) được thiết kế để phục vụ giao tiếp giữa máy tính và bộ điều khiển. Những tiêu chuẩn này sẽ giới hạn ở chiều dài 500m (đối với RS422) và 200m (đối với RS485).

4.3 Mạng truyền thông công nghiệp DeviceNet

Đó là một loại mạng bus hệ thống mở được phát triển dựa trên công nghệ CAN. Mạng truyền thông công nghiệp này được thiết kế để kết nối các thiết bị cấp chấp hành như cảm biến, công tắc, màn hình bảng điều khiển, đầu đọc mã vạch, và các bộ điều khiển cấp cao hơn như PLC, thông qua nền tảng giao thức CAN. Giao thức này có thể hỗ trợ tối đa 2048 thiết bị và tối đa 64 điểm. CAN nhằm hỗ trợ các thiết bị thông minh giao tiếp và kết nối với nhau, với tốc độ bit tối đa là 1MB.

Mạng truyền thông DeviceNet có ưu điểm là giảm chi phí đường dây từ việc tích hợp tất cả các thiết bị trên cáp bốn dây bao gồm cả nguồn cấp và dữ liệu. Bởi nguồn cấp này có thể cấp trực tiếp cho các thiết bị chấp hành từ đó làm giảm các điểm kết nối vật lý. Mạng truyền thông công nghiệp Devicenet được sử dụng đa dạng trong các ngành công nghiệp ô tô và bán dẫn.

4.4 Mạng truyền thông công nghiệp Profibus

Profibus là một mạng truyền thông công nghiệp tiêu chuẩn cho các hệ thống tự động hóa và được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng công nghiệp. Nó hoạt động như một hệ thống truyền thông để trao đổi thông tin giữa các thiết bị hiện trường và hệ thống tự động hóa, được sử dụng cho các ứng dụng quan trọng về thời gian và các tác vụ giao tiếp phức tạp.

Profibus có thể được triển khai bằng cách sử dụng phương tiện truyền thông xoắn đôi và chuẩn RS485 trong các ứng dụng sản xuất, hoặc sử dụng chuẩn IEC 1158-2 trong các ứng dụng điều khiển quá trình. Các thiết bị Profibus bao gồm các đầu cuối, các cảm biến và bộ điều khiển, cũng như các thành phần phần mềm và phần cứng cho việc kết nối và truyền thông.

4.5 Mạng truyền thông công nghiệp – truyền thông HART

HART (Highway Addressable Remote Transducer) là một giao thức mạng điều khiển tín hiệu digital trên cùng một đường truyền tín hiệu với các thiết bị thông minh, hệ thống điều khiển và giám sát. HART có thể truyền tín hiệu truyền thông kỹ thuật số trên cùng một đường truyền với các tín hiệu 4-20mA.

HART hoạt động ở chế độ điểm-điểm hoặc đa điểm. Trong chế độ điểm, tín hiệu 4-20mA được sử dụng để điều khiển quá trình mà khi đó tín hiệu của HART vẫn không bị ảnh hưởng. Còn trong chế độ đa điểm, HART được sử dụng khi các thiết bị được đặt cách xa nhau.

Ngoài ra, HART là một giao thức truyền thông 2 chiều đối với thiết bị hiện trường thông minh và hệ thống máy chủ sẽ thực hiện cung cấp truy cập giữ liệu. Một máy chủ hoặc PC được cài đặt phần mềm ứng dụng để kiểm soát quá trình của một nhà máy.

5. Phân cấp mạng truyền thông công nghiệp

Cấp độ sử dụng mạng truyền thông sẽ được phân cấp theo các yêu cầu là: bảo mật dữ liệu, đường truyền dữ liệu, khối lượng dữ liệu, …các cấp độ khác nhau sẽ có nhiệm vụ, vai trò khác nhau, cần xử lý các yêu cầu khác nhau, nên trong mạng truyền thông công nghiệp, các bên liên kết truyền dữ liệu, tín hiệu sẽ được phân thành ba cấp bậc theo thứ tự từ cao đến thấp như sau:

5.1 Cấp Thông Tin

Trong hệ thống mạng truyền thông công nghiệp tự động hóa, cấp độ này đóng vai trò cao nhất và trực tiếp điều hành các cấp độ dưới.

Tại cấp này, mạng lưới có quy mô lớn và phải xử lý dữ liệu có khối lượng lớn, có thể là liên tục hoặc không liên tục và yêu cầu thời gian đáp ứng nhanh chóng và chính xác.

Thường thì, mạng Ethernet được ưu tiên lựa chọn để xây dựng mạng ở cấp thông tin trong các cơ sở sản xuất, nhà máy, xí nghiệp để quản lý, lập kế hoạch và trao đổi thông tin, và có thể kết nối với các mạng công nghiệp khác qua các cổng,…

5.2 Cấp Kiểm Soát

Cấp độ này bao gồm các bộ điều khiển công nghiệp như PLC, bộ điều khiển phân tán và hệ thống máy tính cấp độ thấp hơn để thực hiện các nhiệm vụ, công việc của mô hình tự động hóa công nghiệp.

Cấp kiểm soát cần đáp ứng các yêu cầu như:

·        Tốc độ truyền dữ liệu cao.

·        Thời gian đáp ứng tín hiệu và thông tin ngắn.

·        Dữ liệu có độ dài tương đối ngắn.

·        Đồng bộ hóa máy tốt.

·        Yêu cầu truyền tín hiệu liên tục.

Ngoài ra, cấp độ này cũng hoạt động như một bus điều khiển để phối hợp và đồng bộ hóa giữa các đơn vị điều khiển khác nhau, đặc biệt là ControlNet và Profibus là hai bus trường phổ biến được sử dụng như bus điều khiển. Mạng cục bộ LAN cũng thường được ưu tiên sử dụng ở cấp độ này.

5.3 Cấp Thiết Bị

Là cấp độ thấp nhất trong hệ thống mạng truyền thông công nghiệp, bao gồm các liên kết giữa các thiết bị hiện trường như cảm biến và cơ cấu chấp hành quá trình và máy móc.

Cấp thiết bị nhận thông tin giữa các thiết bị này và PLC, sau đó chuyển đổi và thực hiện nhiệm vụ, công việc được truyền qua tín hiệu. Việc truyền thông tin này có thể là kỹ thuật số, analog hoặc hybrid, và có thể có giá trị đo nhanh hoặc chậm, tùy thuộc vào thiết bị chấp hành.

Các mạng truyền thông ở cấp độ này thường sử dụng các cáp song song, đa dây làm phương tiện truyền dẫn, thông qua các chuẩn giao tiếp truyền thông như RS232, RS485 và RS422, tùy thuộc vào mức độ phổ biến và cấp độ của thiết bị.

Vì đây là hệ thống mạng truyền thông hai chiều, nên nó bao gồm nhiều loại bus trường khác nhau để xây dựng hệ thống, chẳng hạn như: HART, ControlNet, CAN Bus, Profibus, Foundation Fieldbus và CAN Bus.

6. So sánh mạng truyền thông công nghiệp với các mạng khác

6.1 So sánh mạng truyền thông công nghiệp với mạng máy tính:

Mạng truyền thông công nghiệp và mạng máy tính đều sử dụng kỹ thuật truyền thông số hoặc truyền thông dữ liệu. Tuy nhiên, có những điểm khác biệt quan trọng giữa hai loại mạng này:

·        Mạng máy tính thường chỉ là một phần trong mô hình quản lý công nghiệp tự động hóa, trong khi mạng truyền thông công nghiệp tham gia vào việc điều khiển, giám sát, và quản lý sản xuất và công nghệ của một doanh nghiệp.

·        Bảo mật dữ liệu là một yếu tố quan trọng đối với cả hai loại mạng. Tuy nhiên, mạng truyền thông công nghiệp còn đòi hỏi tính thời gian thực và tính tương thích với nhiều thiết bị công nghiệp, điều mà mạng máy tính thông thường không yêu cầu.

·        Mạng truyền thông công nghiệp thường có phạm vi hoạt động hẹp hơn và độc lập hơn so với mạng máy tính, mà thường có quy mô lớn và phạm vi hoạt động rộng lớn, như mạng LAN hoặc Internet.

6.2 So sánh mạng truyền thông công nghiệp với mạng viễn thông:

Mạng truyền thông công nghiệp và mạng viễn thông cũng có nhiều điểm tương đồng về kỹ thuật, nhưng cũng có những điểm khác biệt quan trọng:

·        Mạng viễn thông chủ yếu sử dụng để truyền thông giữa con người và thiết bị kỹ thuật, trong khi mạng truyền thông công nghiệp chỉ tập trung vào truyền thông giữa các thiết bị công nghiệp.

·        Các công nghệ được áp dụng trong mạng viễn thông rất đa dạng, trong khi mạng truyền thông công nghiệp thường sử dụng kỹ thuật bit nối tiếp.

·        Phạm vi địa lý của mạng viễn thông rất lớn và có số lượng thành viên tham gia rất đông đảo, nên yêu cầu kỹ thuật cao hơn so với mạng truyền thông công nghiệp, mà thường chỉ cần quan tâm đến việc truyền tải dải rộng/cơ sở, dồn kênh, chuyển mạch.

 

Tóm lại, mạng truyền thông công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc hiện đại hóa và tối ưu hóa hoạt động sản xuất, giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu suất và linh hoạt trong môi trường cạnh tranh ngày càng khắc nghiệt. Đồng thời, việc tiếp tục nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực này cũng là chìa khóa để tạo ra những giải pháp truyền thông tiên tiến và hiệu quả cho ngành công nghiệp trong tương lai.

]]>
anh.ht@green-ias.com (Quản trị) Mạng truyền thông Thu, 09 May 2024 22:16:17 +0700
Thiết bị An toàn - Safety https://green-ias.com/kim-cat-cap-nhong-co.html https://green-ias.com/kim-cat-cap-nhong-co.html

Thiết bị An toàn - Safety

Kiểm soát cháy và bảo vệ ngọn lửa, Đầu báo khói, Nút dừng khẩn cấp (Được lắp trên máy móc để cho phép tắt máy ngay lập tức trong trường hợp nguy hiểm), Van an toàn (Xả áp suất dư thừa từ nồi hơi và bình chịu áp lực để ngăn ngừa cháy nổ) .

]]>
anh.ht@green-ias.com (Quản trị) Thiết bị An toàn - Safety Thu, 09 May 2024 22:03:45 +0700
Thiết Bị Điều Khiển Chuyển Động - Motion Control https://green-ias.com/kim-ep-dau-ep-cos-thuy-luc.html https://green-ias.com/kim-ep-dau-ep-cos-thuy-luc.html

Thiết Bị Điều Khiển Chuyển Động - Motion Control

Bao gồm các hệ thống hoặc hệ thống con liên quan đến các bộ phận chuyển động của máy móc một cách có kiểm soát như Bộ điều khiển chuyển động (Thiết bị điều khiển hoạt động của hệ thống cơ khí, quản lý chuyển động của các bộ phận như động cơ hoặc bộ truyền động), Động cơ servo (Động cơ cung cấp khả năng điều khiển chính xác vị trí góc hoặc tuyến tính, vận tốc và gia tốc), Động cơ bước (Động cơ chuyển động theo các bước riêng biệt, cho phép điều khiển chính xác vị trí và tốc độ), Bộ mã hóa (Cảm biến cung cấp phản hồi về vị trí, vận tốc hoặc hướng của động cơ hoặc các bộ phận cơ khí khác), Bộ truyền động (Khuếch đại tín hiệu điều khiển từ bộ điều khiển chuyển động để cấp nguồn cho động cơ), Thiết bị truyền động tuyến tính (Chuyển đổi năng lượng điện thành chuyển động thẳng), và Robotics (Hệ thống sử dụng các bộ phận điều khiển chuyển động để thực hiện các nhiệm vụ tự động hóa khác nhau).

]]>
anh.ht@green-ias.com (Quản trị) Thiết Bị Điều Khiển Chuyển Động - Motion Control Thu, 09 May 2024 22:02:19 +0700
Dụng Cụ Đo Lường Công Nghiệp - Measuring Instrument https://green-ias.com/thiet-bi-do-luong-tich-hop.html https://green-ias.com/thiet-bi-do-luong-tich-hop.html

Dụng Cụ Đo Lường Công Nghiệp - Measuring Instrument

Bao gồm Nhiệt kế (đo nhiệt độ một cách chính xác), Đồng hồ đo áp suất (theo dõi áp suất trong đường ống và đảm bảo sự di chuyển an toàn của khí, chất lỏng và hơi nước), Đồng hồ vạn năng và ampe kế (đo dòng điện trong mạch, kiểm tra điện trở của các linh kiện), Cảm biến tải trọng (đo trọng lượng của vật thể bất kỳ).

]]>
anh.ht@green-ias.com (Quản trị) Dụng Cụ Đo Lường Công Nghiệp - Measuring Instrument Thu, 09 May 2024 22:01:29 +0700
Thiết Bị Đo Lường Công Nghiệp - Process Instrument https://green-ias.com/cat-cap-thuy-luc.html https://green-ias.com/cat-cap-thuy-luc.html

 

Thiết Bị Đo Lường Công Nghiệp - Process Instrument

Đồng hồ đo áp suất (đo áp suất trong hệ thống), Đồng hồ đo lưu lượng, Cảm biến mức, Cảm biến nhiệt độ (chẳng hạn như cặp nhiệt điện và RTD, Máy dò nhiệt độ điện trở), Dụng cụ phân tích (như máy đo pH và cảm biến độ dẫn điện), Van điều khiển, PLC -Bộ điều khiển logic lập trình được (Tự động hóa các quy trình điều khiển bằng cách giám sát đầu vào và đầu ra).

 

]]>
anh.ht@green-ias.com (Quản trị) Dụng Cụ Đo Lường Công Nghiệp - Measuring Instrument Thu, 09 May 2024 21:55:06 +0700
Tự Động Hóa Cơ Xưởng - Factory Automation https://green-ias.com/kifa-factory-automationm-ep-cos-thuy-luc-dung-pin.html https://green-ias.com/kifa-factory-automationm-ep-cos-thuy-luc-dung-pin.html

Tự Động Hóa Cơ Xưởng - Factory Automation

Tất cả các loại Cảm biến (bao gồm các thiết bị phát hiện những thay đổi trong môi trường và truyền tải thông tin đến các thiết bị điện tử khác, điển hình là bộ xử lý máy tính), Thiết bị truyền động (Thiết bị di chuyển hoặc điều khiển một cơ chế hoặc hệ thống, thường được kích hoạt bởi một động cơ chạy bằng điện, thủy lực chất lỏng hoặc áp suất khí nén), HMI (Giao diện người dùng kết nối người vận hành với bộ điều khiển cho hệ thống công nghiệp), Robot công nghiệp (Máy tự động có khả năng thực hiện các nhiệm vụ mà không cần sự can thiệp của con người), Xe dẫn đường tự động - AGV (Robot di động đi theo các điểm đánh dấu hoặc dây điện trên sàn hoặc sử dụng tầm nhìn hoặc tia laser để điều hướng trong môi trường công nghiệp).

 

]]>
anh.ht@green-ias.com (Quản trị) Tự Động Hóa Cơ Xưởng - Factory Automation Thu, 09 May 2024 21:51:28 +0700
KNF https://green-ias.com/thuong-hieu/knf.html https://green-ias.com/thuong-hieu/knf.html KNF

 

KNF được thành lập vào năm 1946 bởi Kurt Neuberger tại Freiburg im Breisgau, Đức. Chúng tôi đã khẳng định mình trên toàn cầu với tư cách là nhà cung cấp giải pháp chuyên phát triển, thiết kế, sản xuất và phân phối máy bơm màng và hệ thống xử lý khí và chất lỏng.

 

Trong những năm qua, chúng tôi đã có được sự tăng trưởng ổn định đồng thời mở rộng kinh nghiệm và phạm vi tiếp cận toàn cầu. Với 17 công ty trên toàn thế giới ngày nay, chúng tôi vẫn đang không ngừng mở rộng chuyên môn đa ngành và nhiều mảng ứng dụng  như là : Y tế, In ấn , Đo khí thải tĩnh, Thiết bị đo khí di động, Thực phẩm và đồ uống, Hóa chất, Dụng cụ phân tích, Công nghiệp bán dẫn, An ninh và quốc phòng, Làm sạch & khử trùng, Pin nhiên liệu và trong các quy trình công nghiệp khác

Dựa trên chuyên môn chung của chúng tôi trong các lĩnh vực kỹ thuật khác nhau, từ Cơ học, vật liệu và chất lỏng đến điện tử và phần mềm, chúng tôi cố gắng tìm ra các giải pháp thông minh nhất cho mọi ứng dụng - không chỉ cho hôm nay mà còn cho nhu cầu trong tương lai của khách hàng.

 

IAS Việt Nam tự hào là Nhà phân phối chính thức của KNF tại thị trường Việt Nam. Từ sự tin cậy tổng thể của các sản phẩm và giải pháp của KNF, đến lời cam kết về chất lượng và giao hàng từ phía đội ngũ nhà phân phối chinh thức của chúng tôi tại thị trường Vietnam là công ty Pites - chúng tôi luôn tận tâm giúp khách hàng đạt được mục tiêu của họ.

Chúng tôi phục vụ khách hàng và giúp họ tối ưu hóa toàn diện các hệ thống và điều chỉnh chúng một cách hoàn hảo trong các ngành khác nhau, chẳng hạn như công nghệ y tế, kỹ thuật cơ khí, kỹ thuật quy trình và công nghệ phòng thí nghiệm để có thể giảm tổng chi phí sở hữu thông qua việc tăng hiệu quả và năng suất.

Danh mục sản phẩm của KNF Bao gồm:

Bơm công nghiệp - Industrial PUMP:

·       Bơm khí dạng màng - Diaphragm gas pump

·       Bơm chất lỏng  dạng màng - Diaphragm liquid pump

·       Bơm khí dạng pittong xoay - Swing gas piston pump

·       Bơm màng đôi - Safety double diaphragm pump

 

Thiết bị phòng thí nghiệm / Lab - Laboratory equipment:

·       Mini diaphragm vacuum pump – Máy bơm chân không dạng màng nhỏ / mini

·       Diaphragm vacuum pump – Máy bơm chân không dạng màng

·       Diaphragm moist gas vacuum pump – Bơm chân không khí ấm dạng màng

·       Vacuum pump system – Hệ thống bơm chân không

·       Multi-user vacuum system – hệ thống hút chân không – đa người dùng

·       Diaphragm liquid dosing pump – Bơm định lượng dạng màng

·       Diaphragm liquid transfer pump –Bơm chuyển nhiên liệu dạng màng

·       Vacuum controller – bộ điều khiển chân không

·       Rotary evaporator – Thiết bị hóa hơi dạng xoay

·       Recirculating chiller – Máy làm lạnh tuần hoàn

 

 

 

]]>
anh.ht@green-ias.com (Quản trị) Thương hiệu Fri, 03 May 2024 21:27:20 +0700
Tiêu thụ điện dịp nghỉ lễ tăng hơn 37% so với 2023 https://green-ias.com/tin-tuc/tieu-thu-dien-dip-nghi-le-tang-hon-37-so-voi-2023.html https://green-ias.com/tin-tuc/tieu-thu-dien-dip-nghi-le-tang-hon-37-so-voi-2023.html Tiêu thụ điện dịp nghỉ lễ tăng hơn 37% so với 2023

 

Sản lượng tiêu thụ điện ở mức 860,5 triệu kWh/ngày (giai đoạn 27/4 đến 1/5), tăng 37,2% so với sản lượng điện trung bình ngày dịp lễ 30/4 - 1/5 năm 2023.

Trong đó, công suất tiêu thụ điện cao nhất của toàn hệ thống điện Quốc gia ở mức khoảng 40.459 MW, tăng 30,6% so với dịp lễ năm ngoái. Ngày đầu tiên của kỳ nghỉ lễ (27/4), công suất tiêu thụ điện toàn quốc lập đỉnh mới với con số 47.670 MW do diễn biến thời tiết nắng nóng gay gắt diện rộng ở cả ba miền.

 

Theo đại diện EVN, điều này bất thường so với quy luật hàng năm. Trước đây, mức tiêu thụ điện vào các kỳ nghỉ lễ, Tết thường giảm mạnh so với các ngày trước lễ với mức thấp hơn khoảng 25-30%. Tuy nhiên năm nay lượng tiêu thụ điện bình quân trong kỳ nghỉ lễ giảm khoảng 8% so với ngày thường trước lễ và tăng rất cao so với cùng kỳ nghỉ lễ năm 2023.

Nhân viên EVN sửa chữa điện. Ảnh: EVN

Trước đó, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) triển khai nhiều hoạt động nhằm đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định trong kỳ nghỉ dài năm ngày. Đơn vị cho biết, các nhà máy điện cùng toàn bộ hệ thống lưới điện truyền tải và phân phối đã vận hành an toàn, ổn định. Số ít sự cố nhỏ xảy ra trên hệ thống đã được lực lượng ứng trực xử lý kịp thời, đảm bảo duy trì cung cấp điện liên tục cho khách hàng. Kỳ nghỉ vừa qua cũng ghi nhận không xảy ra tai nạn lao động về điện, không có hiện tượng cháy nổ điện.

 

Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia cho biết, các chủ đầu tư nguồn phát điện (bao gồm cả điện mặt trời mái nhà) thực hiện đúng mệnh lệnh điều độ. Điều này góp phần đảm bảo vận hành an toàn hệ thống điện quốc gia, không gây sự cố và ảnh hưởng cung cấp điện.

 

Từ đầu tháng 4, EVN và các đơn vị đã chủ động xây dựng phương án chi tiết đảm bảo cung cấp điện an toàn, phòng chống cháy nổ. Ngoài ra, việc tổ chức phân công, ứng trực 24/24 cũng lập từ sớm, sẵn sàng nhân lực và phương tiện, vật tư để xử lý sự cố hệ thống.

 

Theo tập đoàn, thời gian tới tình hình nắng nóng sẽ còn nhiều diễn biến phức tạp, số ngày nắng nóng gay gắt được dự báo kéo dài so với trung bình hàng năm. Đối với khu vực miền Bắc, đây mới chỉ là đợt nóng gay gắt đầu tiên nên tiêu thụ điện dù tăng cao nhưng vẫn chưa tới mức đỉnh từng ghi nhận trong quá khứ. Nghĩa là, tiêu thụ điện ở miền Bắc được dự báo còn tiếp tục tăng lên trong những đợt nóng sắp tới của mùa hè năm nay. Nếu nắng nóng diễn ra ở cả ba miền cũng sẽ làm tiêu thụ điện của toàn quốc tăng mạnh, gây nhiều áp lực đối với việc vận hành và cung cấp điện trong giai đoạn cuối mùa khô.

 

Để chủ động trong việc đảm bảo cung ứng điện cho hệ thống điện quốc gia, đặc biệt tại khu vực miền Bắc trong các tháng cao điểm mùa khô, EVN thực hiện nhóm giải pháp về vận hành hệ thống, đầu tư xây dựng và tuyên truyền thực hiện tiết kiệm điện, điều chỉnh phụ tải.

 

Đại diện EVN cho biết: "Chúng tôi mong mọi khách hàng cùng chung tay hành động để tiết kiệm điện thành thói quen".

Tập đoàn khuyến cáo người dân dùng điện tiết kiệm, nhất là vào các giờ cao điểm tối (19h-23h). Trong đó, đặc biệt chú ý sử dụng hợp lý điều hòa nhiệt độ, chỉ bật điều hòa khi thực sự cần thiết, đặt nhiệt độ ở mức 26-27 độ C trở lên. Các gia đình không sử dụng đồng thời nhiều thiết bị điện có công suất lớn trong giờ cao điểm. Việc triệt để sử dụng điện tiết kiệm điện cũng giảm nguy cơ sự cố về điện và hạn chế tình trạng hóa đơn tiền điện tăng cao.

 

( Nguồn Vnexpress )

 

]]>
anh.ht@green-ias.com (Quản trị) Tin tức Fri, 03 May 2024 21:24:55 +0700
HƯỚNG DẪN THỦ TỤC NHẬP KHẨU MÁY MÓC THIẾT BỊ MỚI 100% https://green-ias.com/tin-tuc/huong-dan-thu-tuc-nhap-khau-may-moc-thiet-bi-moi-100.html https://green-ias.com/tin-tuc/huong-dan-thu-tuc-nhap-khau-may-moc-thiet-bi-moi-100.html HƯỚNG DẪN THỦ TỤC NHẬP KHẨU MÁY MÓC THIẾT BỊ MỚI 100%

HƯỚNG DẪN THỦ TỤC NHẬP KHẨU MÁY MÓC THIẾT BỊ MỚI 100%

Quy định nhập khẩu máy móc thiết bị mới 100%

Theo quy định hiện hành, máy móc thiết bị mới 100% là mặt hàng không nằm trong Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu hay nhập khẩu. Do đó, bạn có thể tiến hành nhập khẩu về nước như hàng hóa bình thường.

Tuy nhiên, với một số loại máy móc thiết bị thuộc Danh mục quản lý chuyên ngành của các Bộ, khi nhập khẩu bạn phải thực hiện thủ tục kiểm tra chất lượng theo quy định.

Để xác định được loại máy móc thiết bị mới 100% nhập khẩu về nước có thuộc mặt hàng phải quản lý chuyên ngành hay không, bạn có thể tra cứu tại một số văn bản sau:

  • Bộ Thông tin và Truyền thông: Quyết định 2261/QĐ-BTTTT ngày 28/12/2018 quy định về việc công bố mã số HS đối với danh mục sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông.
  • Bộ Khoa học và Công nghệ: Quyết định 3482/QĐ-BKHCN ngày 08/12/2017 quy định về việc công bố mã số HS đối với danh mục sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ.
  • Bộ Công an: Thông tư 08/2019/TT-BCA ngày 26/03/2019 Ban hành danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công an.
  • Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Thông tư 14/2018/TT-BNNPTNT ngày 29/10/2018 Ban hành danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
  • Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội: Thông tư 22/2018/TT-BLĐTBXH ngày 06/12/2018 Quy định danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
  • Bộ Giao thông vận tải: Thông tư 41/2018/TT-BGTVT ngày 30/07/2018 Quy định danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ Giao thông vận tải.
  • Bộ Công Thương: Văn bản hợp nhất 13/VBHN-BCT ngày 22/02/2018 Quy định danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công thương.

Trong trường hợp máy móc thiết bị mới 100% nhập khẩu thuộc Phụ lục đính kèm các văn bản trên thì bạn phải tiến hành kiểm tra chất lượng khi nhập hàng. Thủ tục nhập khẩu máy móc thiết bị thuộc trường hợp này thực hiện theo hướng dẫn đã được quy định. 

 

Mã HS của máy móc thiết bị mới 100%

Bất cứ loại hàng nào khi nhập khẩu cũng cần xác định đúng mã HS. Bởi đây là căn cứ quan trọng giúp người nhập khẩu nắm được chính sách và thủ tục cần có khi tiến hành nhập hàng.

Đối với mặt hàng máy móc thiết bị mới 100%, khi nhập khẩu bạn cần tra cứu mã HS trong Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hiện hành. Việc xác định mã HS cho hàng hóa cần căn cứ vào đặc điểm, tính chất, thành phần cấu tạo,… của hàng hóa thực tế.

Theo đó, với hàng hóa là máy móc thiết bị, hiện được phân nhóm tại hai chương: 84 và 85 trong Biểu thuế. Nếu hàng nhập khẩu có mã định danh thì áp theo mã định danh. Ngược lại, nếu không có mã định danh thì sử dụng theo 6 quy tắc áp mã HS đã được quy định.

Do đó, tùy thuộc vào loại máy móc thiết bị thực tế bạn nhập khẩu mà mã HS sẽ khác nhau giữa từng loại hàng.

 

Thủ Tục Nhập Khẩu Máy Móc Thiết Bị Mới 100% (Với Hàng Hóa Phải Kiểm Tra Chuyên Ngành)

Đối với máy móc thiết bị mới 100% nhưng thuộc Danh mục quản lý chuyên ngành của các Bộ thì khi nhập khẩu bạn phải tiến hành đăng ký kiểm tra chất lượng. Theo đó, hồ sơ kiểm tra chất lượng bạn cần chuẩn bị gồm:

  • Hợp đồng mua bán (Sales Contract)
  • Bản liệt kê hàng hóa, đóng gói (Packing List)
  • Hóa đơn thương mại (Invoice)
  • Vận đơn (B/L)
  • Các chứng thư chất lượng
  • Bản giới thiệu, thuyết minh, các tài liệu kỹ thuật theo yêu cầu của tiêu chuẩn kiểm tra
  • Bản đăng ký kiểm tra chất lượng
  • Bản sao chứng chỉ chất lượng có chứng thực, tài liệu kỹ thuật khác liên quan.

 

Sau khi chuẩn bị đủ bộ hồ sơ kiểm tra chất lượng, bạn tiếp tục thực hiện thủ tục nhập khẩu máy móc thiết bị mới 100% như bình thường.

  • Hồ sơ và thủ tục nhập khẩu máy móc thiết bị
  • Về cơ bản, thủ tục nhập khẩu máy móc thiết bị cũng tương tự như nhiều loại hàng thông thường. Theo đó, để thông quan cho lô hàng nhập khẩu, bạn cần chuẩn bị bộ hồ sơ hải quan hàng nhập khẩu gồm có:
  • Tờ khai hải quan nhập khẩu (in từ phần mềm khai báo hải quan)
  • Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
  • Vận đơn (Bill of Lading)
  • Chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin): bản gốc (nếu có) – Nộp trong trường hợp muốn nhận được thuế nhập khẩu ưu đãi.
  • Phiếu đóng gói (Packing List)
  • Bản liệt kê, mô tả hàng hóa xuất xưởng, catalog,…
  • Kết quả kiểm tra chất lượng, đồng bộ,… (đối với loại hàng phải kiểm tra chất lượng)

 

Sau khi chuẩn bị bộ hồ sơ hải quan nhập khẩu đầy đủ, bạn tiến hành nộp hồ sơ và tờ khai cho cơ quan Hải quan. Tiếp đó, cơ quan Hải quan sẽ tiếp nhận, xử lý, kiểm tra và trả kết quả phân luồng tờ khai. Thông thường sẽ có 3 luồng:

  • Tờ khai luồng xanh: Hồ sơ và hàng hóa hợp lệ, có thể thông quan.
  • Tờ khai luồng vàng: Hàng chưa được thông quan và phải tiến hành kiểm tra hồ sơ thực tế.
  • Tờ khai luồng đỏ: Hàng chưa được thông quan và phải tiến hành kiểm tra hồ sơ và thực tế hàng hóa.

Cuối cùng, sau khi lô hàng đủ điều kiện thông quan, bạn nộp thuế cho hàng hóa và tiến hành chuyển hàng về theo hướng dẫn.

 

Chính Sách Về Thuế Nhập Khẩu Đối Với Máy Móc Thiết Bị

Khi nhập khẩu máy móc thiết bị mới 100% về nước, bạn có thể phải nộp hai loại thuế là thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng (VAT). Do đó, bạn cần căn cứ vào loại hàng thực tế nhập khẩu và mã HS của mặt hàng để xác định được mức thuế cụ thể.

Mức thuế nhập khẩu và thuế VAT sẽ có sự khác nhau giữa từng mặt hàng. Vì vậy, để tránh nhầm lẫn khi tính thuế, bạn nên tìm hiểu kỹ thông tin này trong Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hiện hành.

 

( Nguồn : https://ndgroup.vn )

 

]]>
anh.ht@green-ias.com (Quản trị) Tin tức Fri, 03 May 2024 15:24:46 +0700